Mã vạch (barcode) là một hình ảnh có chứa các dãy gạch đen và trắng song song chiều rộng và khoảng cách khác nhau. Được sử dụng để mã hóa thông tin về một sản phẩm hoặc đối tượng cụ thể. Mã vạch đã trở thành một phương tiện quan trọng trong việc quản lý hàng hóa, giúp tăng cường tính chính xác và hiệu quả trong quá trình bán hàng, kiểm kê, và vận chuyển.
Khi được quét bằng máy quét mã vạch, hình ảnh mã vạch được chuyển đổi thành dãy số hoặc ký tự tương ứng. Thông tin này sau đó được sử dụng để xác định và tra cứu thông tin về sản phẩm, như giá cả, mô tả, thông tin sản xuất, và quản lý kho.
Có nhiều loại mã vạch phổ biến, như mã vạch EAN-13 (European Article Number), UPC (Universal Product Code), và Code 39. Mỗi loại mã vạch có cấu trúc và ứng dụng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng và khu vực định danh sản phẩm.
Trên mã vạch 1D, các dải đen thẳng đứng song song và khoảng trắng xen kẽ không đều, được kết hợp với một chuỗi ký tự số hoặc chữ số phía dưới. Mã vạch 2D có sắp xếp đặc biệt, với các ô vuông đen trắng tạo thành một hình ảnh ma trận.
Bằng mắt thường, rất khó nhận biết và hiểu được dữ liệu mã hóa trong các loại mã vạch. Tuy nhiên, sự thay đổi trong chiều rộng của các dải đen và khoảng trắng biểu thị thông tin số và chữ số mà máy có thể đọc.
Với mã vạch 1D, đặc biệt là mã vạch EAN, phần mã số dưới mã vạch cho phép người dùng nhận biết thông tin về sản phẩm. Nhìn vào dãy số này, ta có thể biết nguồn gốc của sản phẩm dựa trên quy ước mã số của Tổ chức GS1 cho các quốc gia trên thế giới.
Mã vạch được in ấn bằng các máy in mã vạch chuyên dụng, được thiết lập với các thông số chính xác. Điều này đồng nghĩa với việc không phải máy in nào cũng có thể in các loại mã vạch này.
Để thu nhận và giải mã các loại mã vạch, ta cần sử dụng máy quét mã vạch, thiết bị thu nhận hình ảnh của mã vạch và chuyển thông tin mã hóa đến máy chủ (máy tính cá nhân, laptop hoặc POS). Do đó, để quản lý hàng hóa và sản phẩm bằng mã vạch, người dùng cần có các thiết bị hỗ trợ này.
Ý nghĩa và ứng dụng của mã vạch
Mã vạch không chỉ là một chứng minh thư cho hàng hóa, mà còn mang đến thông tin chính xác về nguồn gốc xuất xứ của chúng. Quy định về mã vạch khác nhau tùy theo quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỗi loại mã vạch hàng hóa bao gồm hai phần quan trọng:
– Mã số dùng cho việc nhận diện bởi con người.
– Mã vạch để máy quét có thể nhận diện.
Mã vạch EAN-13 được sử dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam. Nó bao gồm 13 chữ số được chia thành 4 nhóm:
1. Mã quốc gia hoặc vùng lãnh thổ (3 chữ số đầu).
2. Mã số doanh nghiệp (5 số tiếp theo được cấp bởi tổ chức GS1 Việt Nam).
3. Mã số hàng hóa (4 số tiếp theo do doanh nghiệp tự cấp cho sản phẩm của mình).
4. Số kiểm tra cuối cùng (được tính từ trái qua).
Quy định này cho phép người dùng kiểm tra thông tin về sản phẩm. Ngoài ra, các nhà quản trị có thể mã hóa thêm thông tin bên trong mã vạch thông qua phần mềm quản lý. Điều này giúp tăng tốc độ và chính xác trong các hoạt động nghiệp vụ như kiểm kê và thanh toán tại kho bãi và cửa hàng.
Mã vạch đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành và lĩnh vực như bán lẻ, sản xuất, quản lý kho bãi, y tế, văn phòng, giáo dục, chuyển phát nhanh, thuế và nhiều lĩnh vực khác. Sự phát triển và sáng tạo không ngừng đã mở ra nhiều ứng dụng tiềm năng cho mã vạch.
Tổng hợp bảng ký hiệu mã vạch các nước trên thế giới mới nhất2023
Mã vạch Việt Nam
Mã vạch được sử dụng để phân định các sản phẩm hàng hóa Việt Nam với định dạng như sau: 893MMMMMMXXXC. Chi tiết như sau:
– 893: Đại diện cho mã quốc gia Việt Nam.
– MMMMMM: Là mã doanh nghiệp được cấp khi đăng ký sản phẩm.
– XXX: Là một dãy số từ 000 đến 9999, được doanh nghiệp sử dụng để định danh từng loại sản phẩm hàng hóa khác nhau. Ví dụ: Nếu một cơ sở sản xuất đăng ký sản xuất 03 sản phẩm, thì sản phẩm 1 sẽ có mã là 001, sản phẩm 2 là 002, sản phẩm 3 là 003, và tiếp tục như vậy.
– C: Đây là số kiểm tra được tính từ toàn bộ dãy số 12 chữ số 893MMMMMMXXXC. (Corel, một phần mềm, sẽ tự động tính và điền số này cho bạn).
Mã vạch này giúp xác định nguồn gốc của sản phẩm hàng hóa và định danh từng loại sản phẩm cụ thể.
Mã vạch các nước thông dụng
Mỹ: 000 – 019 GS1 / 030 – 039 GS1 / 060 – 139 GS1
Pháp: 300 – 379 GS1
Đức: 400 – 440 GS1
Nhật Bản: 450 – 459 GS1 / 490 – 499 GS1
Nga: 460 – 469 GS1
Anh: 500 – 509 GS1
Trung Quốc: 690 – 695 GS1
Hàn Quốc: 880 GS1
Thái Lan: 885 GS1
Úc: 930 – 939 GS1
Bảng ký hiệu mã vạch các nước trên thế giới
Để xác định nguồn gốc và xuất xứ của một sản phẩm hàng hóa, nguyên tắc chung là dựa vào ba con số đầu tiên trong mã vạch UPC. Ví dụ, mã số mã vạch của Việt Nam là 893, trong khi Trung Quốc là từ 690 đến 695 và có nhiều quốc gia khác có mã số riêng cho mình.
Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt khi sản phẩm hàng hóa được nhập khẩu từ một quốc gia rồi xuất khẩu sang một quốc gia khác. Ví dụ, một công ty ở Trung Quốc có thể nhập khẩu trái cây và hoa quả từ Việt Nam, sau đó lại xuất khẩu đến các quốc gia khác. Trong trường hợp này, mã vạch sẽ cho thấy xuất xứ của hoa quả là Trung Quốc chứ không phải Việt Nam.
Dưới đây là bảng danh sách ký hiệu mã vạch của các quốc gia theo quy chuẩn quốc tế mới nhất năm 2023. Bạn có thể tham khảo bảng này để biết được xuất xứ của sản phẩm hàng hóa một cách chính xác.
Mã vạch không chỉ giúp xác định nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa, mà còn cung cấp cách tính số kiểm tra để xác định tính chính xác của mã vạch. Dưới đây là hướng dẫn để tính số kiểm tra cho mã vạch sản phẩm EAN-13:
1. Bắt đầu từ phải sang trái, hãy cộng tất cả các chữ số ở vị trí lẻ (trừ số kiểm tra ở cuối cùng).
2. Nhân kết quả từ bước 1 với 3.
3. Cộng giá trị của các chữ số còn lại.
4. Tính tổng kết quả từ bước 2 và bước 3.
5. Tìm bội số của 10 lớn hơn và gần kết quả từ bước 4 nhất, sau đó trừ kết quả từ bước 4 để được số kiểm tra.
Ví dụ, hãy tính số kiểm tra cho mã vạch: 893460200107 C
Bước 1: 7 + 1 + 0 + 0 + 4 + 9 = 21
Bước 2: 21 x 3 = 63
Bước 3: 8 + 3 + 6 + 2 + 0 + 0 = 19
Bước 4: 63 + 19 = 82
Bước 5: 90 – 82 = 8 (là số kiểm tra ở cuối cùng)
Do đó, mã vạch EAN-13 hoàn chỉnh là: 893460200107 8 (đảm bảo tính hợp lệ của mã vạch).
Việc sử dụng các ký hiệu mã vạch này giúp xác định hàng hóa được sản xuất tại quốc gia nào hoặc xuất xứ của doanh nghiệp đăng ký mã vạch cho sản phẩm hàng hóa đó.
Hy vọng rằng thông tin về mã vạch các nước đã được chia sẻ bởiGiayinnhiet.vnsẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn và biết cách phân biệt mã vạch của sản phẩm mình sử dụng được áp dụng ở đâu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào và cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.