Hiện nay trên thị trường đang hình thành một số dòng sản phẩm máy in với thiết kế được tích hợp nhiều trang bị độc đáo giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng.
Trong đó có các dòng máy in tem nhãn chuyên dùng cho côn tác kiểm kê, quản lý hàng hóa tại các doanh nghiệp. Dành cho những ai đang có nhu cầu tham khảo và đặt mua máy, Giayinnhiet.vn xin gửi đến quý vị một số gợi ý cơ bản như sau. Quý vị và các bạn có thể tham khảo khi có nhu cầu.
Kinh nghiệm chọn mua các loại máy in tem nhãn có sẵn trên thị trường
Máy in tem nhãn kiểu để bàn
Nhìn chung, để lựa chọn được loại máy in phù hợp, trước hết chúng ta cần xác định rõ nhu cầu sử dụng của đơn vị mình, mỗi ngày cần phải in bao nhiêu tem (nhãn)? Nếu chỉ có nhu cầu vừa phải, trung bình dưới 1000 nhãn/ tuần thì quý vị có thể chọn mua các loại máy in tem nhãn kiểu để bàn thay để cho tiết kiệm.
Các sản phẩm mà chúng ta nên tham khảo đó là: Zebra GK420T 203 DPT, Samsung Bixolon TLP 403G 300 DPI,… Được biết, đây chính là những sản phẩm đang được chủ yếu sử dụng tại các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị nhỏ lẻ hiện nay.
>>> Tham khảo: Máy in mã vạch Xprinter XP 350B
Máy in tem nhãn kiểu công nghiệp
Các loại máy in tem nhãn công nghiệp thông thường sẽ có kích thước lớn và công suất cao hơn nhiều so với kiểu để bàn để đáp ứng khối lượng in ấn khổng lồ.
Phần đa trong số chúng được dùng tại các nhà máy, trung tâm sản xuất, kho hàng hoặc những nhà bán lẻ lớn… những nơi đòi hỏi số lượng tem lên đến hàng ngàn chiếc mỗi ngày.
Các dòng máy mà quý vị có thể tham khảo đó là: Datamax I-4208, M-4208 203 DPI, ZM400 203 DPI, ZM400 300 DPI,… có hỗ trợ in ấn từ 0,5” đến hơn 8” chiều rộng.
>>> Tham khảo: Máy in mã vạch Godex ZX1300i ( Máy Công Nghiệp)
Máy in tem nhãn kiểu di động
Cuối cùng là các dòng máy in tem nhãn kiểu di động. Thiết kế bên ngoài tương tự như các dòng để bàn nhưng máy nhỏ gọn hơn chút và có thể được kết nối tự do với máy tính qua cổng cáp nên dùng rất tiện. Tuy vậy cũng vì kích thước tương đối khiêm tốn nên máy in loại này thường có khả năng cuộn hạn chế, chiều rộng chỉ khoảng 2” – 3” hoặc tối đa là 4”. Không in được số lượng lớn.
>>> Tham khảo: Máy in nhãn Brother PT-E550W
Do đó chúng chủ yếu dùng để làm nhãn hoặc giấy biên nhận khi giao hàng. Hoặc nếu bạn đang đảm nhận một công việc đòi hỏi phải di chuyển thường xuyên thì một chiếc máy in nhãn di động được đặt gọn ở bên hông chính là giải pháp tốt nhất cho phép chúng ta có thể sử dụng máy mọi lúc mọi nơi mà không gặp phải bất cứ phiền toái nào!
Trên đây là phần tổng một số kinh nghiệm chọn mua các loại máy in tem nhãn có sẵn trên thị trường hiện nay. Chúc cho quý vị và các bạn có thể lựa chọn được cho mình các bộ sản phẩm ưng ý, chất lượng.
HOTLINE: 0932953111
ĐỊA CHỈ: XƯỞNG SẢN XUẤT LÔ LV-1 CỤM CN TẬP TRUNG LÀNG NGHỀ TÂN TRIỀU, THANH TRÌ, HÀ NỘI
EMAIL: TRUMGIAYIN@GMAIL.COM
Fanpage: Trùm giấy in
Xem ngay các sản phẩm giấy in nhiệt tại đây!